Hỗ trợ online
  •   0906099063
Thống kê
  •   Đang online
    86
  •   Hôm nay
    747
  •   Hôm qua
    858
  •   Tổng truy cập
    2245128
  •   Tổng sản phẩm
    461
  • 0 - 3,550,000 đ        

    HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO

    1. Hiệu chuẩn thiết bị là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Luật Đo lường 2011 thì định nghĩa về hiệu chuẩn thiết bị đo như sau: “Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo”. Hay hiệu chuẩn thiết bị đo được hiểu đơn giản là việc sử dụng các phương tiện đo lường chuẩn để kiểm tra sai số đo đạc của thiết bị theo một tiêu chuẩn nhất định. Từ đó sẽ đưa các thông số bị sai lệch trở về giới hạn số cho phép theo yêu cầu của người sử dụng.

    Hiệu chuẩn thiết bị đo

    Ngoài ra, việc hiệu chuẩn cũng thể hiện rõ quá trình so sánh và điều chỉnh độ chính xác của một thiết bị. Dựa trên kết quả của hiệu chuẩn thiết bị đo sẽ xác định được tính đảm bảo và ổn định cũng như giúp người sử dụng xem xét có phù hợp với yêu cầu sử dụng hay không, giúp duy trì chất lượng và độ chính xác của phép đo trong nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như khoa học, kỹ thuật, sản xuất và chăm sóc sức khỏe.

    2. Chuẩn đo lường là gì?

    Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác hay còn được hiểu đơn giản là một hệ thống, dụng cụ, đồ tạo tác, thiết bị hoặc vật liệu được sử dụng làm cơ sở xác định, thực hiện các phép đo định lượng. Căn cứ vào chuẩn này nhằm duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo. Đây là chuẩn được sử dụng trong việc hiệu chuẩn thiết bị đo, thử nghiệm hoặc kiểm định phương tiện đo.

    Các loại thiết bị đo lường được sử dụng trong vô số ngành công nghiệp. Đó có thể là đo lường tính nhất quán của các bộ phận được sản xuất trên dây chuyền sản xuất, nhiệt độ trong đường ống, cường độ điện tích của các thông số kỹ thuật bên trong của động cơ phản lực. 

    Chuẩn đo lường

    3. Tại sao cần phải hiệu chuẩn thiết bị đo

    Tầm quan trọng của độ chính xác trên các máy móc, thiết bị hiện nay không thể chỉ đo lường bằng những con số thay vào đó sẽ được thay thế bằng các thiết bị đo lường hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn và chính xác hơn trong hoạt động kinh doanh và sản xuất tại doanh nghiệp. Việc thực hiện hiệu chuẩn thiết bị đo là rất cần thiết vì các lý do sau:

    - Theo thời gian thì sẽ bị biến đổi do các yếu tố môi trường, lão hóa linh kiện,... điều này sẽ làm cho các thông số kỹ thuật không còn đảm bảo và mất đi sự ổn định, có độ lệch và nếu chúng hoạt động không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra. Việc hiệu chuẩn thiết bị là hoạt động thiết yếu giúp kiểm tra độ chính xác của máy móc thiết bị tại doanh nghiệp của bạn.

    - Giảm thiểu mọi rủi ro không đảm bảo bằng cách đo để cho ra độ chính xác của thiết bị kiểm tra. 

    - Hiệu chuẩn thiết bị đo đảm bảo rằng tất cả thiết bị của bạn hoạt động tối ưu và mang lại kết quả chính xác, tăng hiệu quả và cho phép bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

    - Nếu không hiệu chuẩn thiết bị đo thường xuyên, thiết bị có thể không đạt thông số kỹ thuật, cung cấp các phép đo không chính xác và đe dọa đến chất lượng, độ an toàn cũng như tuổi thọ của thiết bị.

    Máy móc khi được hiệu chuẩn đúng cách sẽ tạo ra hiệu quả cao trong sản xuất.

    Hiệu chuẩn thiết bị cho máy móc sản xuất tạo ra một quy trình hiệu quả hơn mong đợi. Thiết bị được hiệu chuẩn không đúng cách sẽ dẫn đến kết quả sản xuất không thể đoán trước và sản phẩm không chính xác.

    Thực hiện tốt các yêu cầu của nhà nước về các thiết bị sử dụng trong doanh nghiệp.

    Nâng cao chất lượng sản xuất, tăng độ uy tín của quý doanh nghiệp trong mắt của khách hàng, đối tác trong nước đặc biệt là đối tác nước ngoài.

    Chính vì các lý do trên, việc hiệu chuẩn thiết bị đo sẽ đảm bảo được chất lượng sản xuất hiệu quả cao, tối đa hóa sản phẩm, nâng cao độ tin cậy trong quá trình hoạt động và độ chính xác trong quy trình sản xuất sẽ tạo rủi ro thấp và an toàn.

    4. Khi nào cần thực hiện hiệu chuẩn thiết bị

    Tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực kinh doanh, sản xuất mang những đặc trưng riêng biệt từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất hiệu chuẩn thiết bị đo lường khác nhau. Các thời điểm hiệu chuẩn phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay như:

    Các thiết bị cần được hiệu chuẩn ở giai đoạn đầu trước khi sử dụng.

    Hiệu chuẩn thiết bị định kỳ, đây là hoạt động thường thường xuyên sau khi máy móc, thiết bị đã vận hành. Đây cũng là cách duy nhất để duy trì hiệu quả của thiết bị nhằm giảm thiểu rủi ro hoặc sự không chắc chắn sẽ mang lại độ chính xác đối với chất lượng và lợi nhuận tổng thể.

    Có thể thực hiện hiệu chuẩn thiết bị trước khi bắt đầu một dự án liên quan đến đo lường hoặc sau khi dự án hoàn thành để giữ chúng sẵn sàng cho việc sử dụng trong tương lai. 

    Để tự tin vào kết quả được đo, cần phải duy trì hiệu chuẩn thiết bị đo trong suốt vòng đời của thiết bị để có các phép đo đáng tin cậy, chính xác và có thể lặp lại.

    Khi nào hiệu chuẩn thiết bị đo?

    5. Quy định về hiệu chuẩn thiết bị đo

    Các cơ sở pháp lý về hoạt động hiệu chuẩn thiết bị đo được quy định tại:

    Luật Đo lường số 04/2011/QH13 

    Nghị định số 105/2016/NĐ-CP: Quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

    Thông tư 24/2013/TT-BKHCN, ngày 30/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường”

    Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN: quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

    Nghị định 119/2017/NĐ-CP: quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

    6. Danh mục thiết bị hiệu chuẩn

    Đối với các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn lao động nằm trong danh mục hiệu chuẩn thiết bị đo cần được thực hiệu chuẩn như: 

    Đồng hồ so

    Đồng hồ đo độ dày

    Thước vặn đo ngoài

    Thước vặn đo trong

    Thước vặn đo sâu

    Thước cặp

    Thước đo cao

    Thước vạch

    Thước cuộn, thước dây

    Đũa đo

    Bộ căn lá

    Danh mục thiết bị hiệu chuẩn

    Trên đây là một số thiết bị đo thông dụng được sử dụng trong nhà máy, cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp cần được hiệu chuẩn và đồng thời đơn vị chúng tôi có thể đáp ứng.

    7. Quy trình về hiệu chuẩn thiết bị đo đường

    Có lẽ trong việc tìm kiếm một đơn vị hiệu chuẩn thiết bị đo thì quý doanh nghiệp cũng đôi chút thắc mắc về quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường được thực hiện như thế nào?

    Quy trình này sẽ thực hiện việc đối sách các giá trị trên thiết bị đo với các thiết bị mẫu, sau đó sẽ tiến hành đưa các thiết bị chuẩn của cơ sở doanh nghiệp đó đến các tổ chức, trung tâm hiệu chuẩn Quốc gia để thực hiện đánh giá và hiệu chuẩn lại nó.

    Hiện nay, tùy thuộc vào các thiết bị của từng ngành khác nhau mà có các bộ dụng cụ đo dành cho quy trình hiệu chuẩn của sản phẩm mà họ sản xuất cho nên quy trình này sẽ mang những đặc tính riêng biệt của từng doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình hiệu chuẩn cơ bản:

    Bước 1: Xác định các thiết bị cần được hiệu chuẩn.

    Bước 2: Xác định các quy trình hiệu chuẩn và đo lường.

    Bước 3: So sánh các giá trị đo và quyết định tần suất hiệu chỉnh.

    Bước 4: Điều chỉnh thiết bị đo đạc nếu cần thiết để đạt độ chính xác theo yêu cầu.

    Bước 5: Cập nhật dữ liệu và lưu trữ kết quả của các thiết bị đo đạc.

    Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường đây được coi là quy trình quan trọng trong quản lý chất lượng. Là việc mô tả, kiểm tra, giám sát và ghi lại độ chính xác của tất cả các thiết bị đo lường. Nó nêu chi tiết cách thức thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn nhằm đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ đo lường và thử nghiệm được sử dụng trong quá trình sản xuất và thành phẩm hoặc thiết bị đều chính xác và hiệu quả.

    Lưu ý: Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường thông thường do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP. Và quy trình cơ bản ở trên sẽ không hoàn toàn chính xác đối với từng đơn vị nhất định, cho nên nếu quý đối tác có nhu cầu thực hiện hiệu chuẩn thiết bị hãy liên hệ đơn vị có chức năng kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo để được báo giá, hướng dẫn cụ thể.
     

    8. Nguyên tắc tiến hành hiệu chuẩn đo lường

    Nguyên tắc tiến hành hiệu chuẩn đo lường là đảm bảo cho thiết bị hoặc hệ thống đo lường đang cung cấp các phép đo chính xác nhất. Nó được thực hiện bằng cách so sánh các đại lượng của thiết bị với một tiêu chuẩn hoặc tham chiếu và điều chỉnh nó sao cho phù hợp.

    Nguyên tắc hiệu chuẩn đo lường

    Quá trình này giúp đảm bảo rằng thiết bị đang cung cấp các phép đo đáng tin cậy và nhất quán, đồng thời có thể được sử dụng để xác định và sửa bất kỳ lỗi không chính xác nào trong số liệu đọc của thiết bị. Các nguyên tắc hiệu chuẩn thiết bị đo sẽ dựa trên:

    Phạm vị hiệu chuẩn - vùng nằm giữa một đại lượng cần đo, nhận hoặc truyền được biểu thị bằng cách nêu rõ các giá trị phạm vi dưới và trên.

    Giá trị 0 - đầu dưới của phạm vi hiệu chuẩn

    Khoảng cách - sự khác biệt giữa phạm vi trên và dưới

    Phạm vi thiết bị - khả năng của thiết bị ( có thể khác với phạm vị hiệu chuẩn)

    9. Hồ sơ của hiệu chuẩn thiết bị

    Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị là bằng chứng cho thấy thiết bị đã được hiệu chuẩn vào thời gian cụ thể và kết quả có thể được tìm thấy trong hồ sơ quy định và khi phát hiện sai sót hoặc không đạt tiêu chuẩn sẽ tìm ra được lỗi để khắc phục nó một cách nhanh chóng.

    Hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị đo có thể bao gồm chứng chỉ hiệu chuẩn, báo cáo, nhãn, nhật ký hoặc cơ sở dữ liệu. Để duy trì hồ sơ hiệu chuẩn, nên tuân theo hệ thống lưu giữ hồ sơ có hệ thống và nhất quán, lưu trữ và bảo vệ hồ sơ một cách an toàn, đồng thời cập nhật và xem lại hồ sơ thường xuyên.

    Nguồn tham khảo: 
    https://antoanmiennam.com

    TIN TỨC KHÁC
  • Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm