1. An toàn về điện là gì?
An toàn điện có ý nghĩa quan trọng với công tác bảo hộ lao động. Trên thực tế, rất nhiều tai nạn xảy ra do thiếu hiểu biết và không tuân thủ các quy tắc về an toàn điện. Sử dụng thiết bị an toàn điện được xem là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong công tác phòng chống tai nạn điện.
2. Khái niệm về an toàn điện
Mọi yếu tố liên quan đến hệ thống điện như dòng điện, tĩnh điện, hồ quang điện và điện từ trường đều có khả năng gây hại đến con người. Những tai nạn điện thường gặp như giật điện, hỏa hoạn, cháy nổ hay dòng điện bị đốt cháy đều bắt nguồn từ những yếu tố nói trên.
An toàn điện được định nghĩa là tập hợp các biện pháp, cách xử lý và phương tiện kỹ thuật nhằm hạn chế tối đa tai nạn điện xảy ra trong quá trình sử dụng, lắp đặt, sửa chữa điện. Phòng tránh tai nạn điện không chỉ giúp hạn chế hư hỏng thiết bị điện mà còn bảo vệ tính mạng cho người dùng. Các thiết bị bảo vệ điện cũng được sáng chế để phục vụ cho mục đích này.
3. Quy trình an toàn khi sửa chữa điện
Sửa chữa, bảo dưỡng mạch điện hay thiết bị điện là hoạt động diễn ra rất thường xuyên, cả trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều sự cố đáng tiếc đã xảy ra do người dùng không tuân thủ nguyên tắc về an toàn điện. Để đảm bảo an toàn, khi sửa chữa điện cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:
Nắm rõ các kiến thức cơ bản về điện, nguyên lý hoạt động của hệ thống và thiết bị điện trước khi tiến hành sửa chữa.Tìm hiểu nguyên nhân gây hỏng hóc và cách xử lý an toàn, hiệu quả.Ngắt nguồn điện vào của thiết bị và nguồn điện tổng nếu sửa chữa lưới điện. Xả điện trong đường dây điện và thiết bị điện cần sửa để tránh trường hợp điện vẫn còn sót lại trong tụ điện.
Sử dụng các thiết bị an toàn điện cá nhân như quần áo, giày cách điện, găng tay cao su…Tuân thủ quy trình sửa chữa điện và các nguyên tắc an toàn điện cơ bản, không sửa điện ở những khu vực ẩm ướt.Thông báo với người xung quanh hoặc đặt biển báo “sửa chữa” để phòng trường hợp người khác vô ý bật nguồn trở lại. Dùng các thiết bị kiểm tra sự cố chất lượng cao như ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng.Kiểm tra tình trạng rò rỉ điện trên bề mặt sau khi hoàn thành các công đoạn sửa chữa, tiến hành biện pháp cách điện và tiếp đất cho thiết bị điện.
4. Các nguyên tắc an toàn trong sử dụng điện
Hàng ngày, chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều loại máy móc, thiết bị điện khác nhau. Nếu không được trang bị các quy tắc an toàn thì tai nạn điện là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là các nguyên tắc giúp phòng tránh sự cố khi sử dụng điện:
1) Sử dụng thiết bị an toàn điện chất lượng, chính hãng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị giúp hạn chế nguy cơ mất an toàn về điện như cháy nổ, giật điện… Tùy theo nhu cầu thực tế mà bạn có thể lựa chọn cho mình những thiết bị phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo công năng, bạn nên chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín, tránh mua thiết bị kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
2) Lựa chọn vị trí lắp đặt công tắc, cầu dao và ổ điện phù hợp
Các thiết bị điện như ổ điện, cầu dao hay công tắc đều phải được lắp đặt ở những trí cao ráo, khô thoáng. Chiều cao tiêu chuẩn tính từ mặt đất là khoảng 1,4 m. Đây là vị trí lắp đặt vừa bảo đảm an toàn vừa thuận tiện cho việc sử dụng.
3) Lắp đặt thiết bị bảo vệ mạch điện, thiết bị đóng cắt đúng cách
Nguyên tắc quan trọng nhất trong an toàn điện là thiết kế, thi công mạch điện cho các thiết bị theo đúng nguyên lý. Đầu hệ thống, đầu dây và các thiết bị công suất lớn phải có cầu dao hoặc aptomat để tự động ngắt dòng điện khi xảy ra hiện tượng quá tải, chập cháy, hỏa hoạn. Ngoài những thiết bị nói trên thì dây trung tính và dây pha cũng là lựa chọn phù hợp.
4) Không sử dụng thiết bị trong quá trình sạc pin
Các thiết bị sạc pin như điện thoại hay túi sưởi có nguy cơ rò rỉ điện rất cao trong quá trình sạc. Do đó người dùng không nên sử dụng thiết bị trong thời gian sạc điện.
5) Giữ khoảng cách an toàn cho nguồn điện và các thiết bị điện trong nhà
Giữa nguồn điện và các thiết bị điện luôn phải có một khoảng cách an toàn tối thiểu. Những nơi có nguồn điện như dây điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, điểm đấu nối dây điện đều là vị trí nguy hiểm, tuyệt đối không được chạm vào khi chưa ngắt điện.
6) Chú ý đến vị trí lắp đặt các thiết bị điện
Ngoài sử dụng thiết bị an toàn điện thì vị trí lắp đặt cũng rất quan trọng. Thiết bị điện không được phép lắp đặt ở nơi ẩm ướt, dễ cháy nổ, nhất là với những thiết bị phát nhiệt. Các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, bếp điện, máy giặt được khuyến cáo nên nối đất vỏ kim loại để tránh sự cố điện.
7) Tránh tiếp xúc với những khu vực có điện thế nguy hiểm
Khu vực có đường dây cao thế, trung thế đi qua cần có khoảng cách an toàn nhằm tránh hiện tượng phóng điện cao áp. Để đảm bảo an toàn cho con người và hành lang lưới điện, những nơi này phải được đặt biển báo, đèn và hàng rào.
8) Ngắt nguồn điện khi có thiên tai, sấm sét
Nguồn điện cần được ngắt ra khỏi các thiết bị điện khi có hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm như sấm sét, gió bão… Trong trường hợp nước ngập vào nhà, bạn cần ngắt cầu dao ngay.
9) Kiểm tra, bảo trì thiết bị điện định kỳ
Máy móc, thiết bị điện cần được kiểm tra và bảo dưỡng sau một thời gian sử dụng nhất định. Để phát hiện sự cố rò rỉ điện bạn có thể sử dụng các thiết bị đo điện chuyên dụng như ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng.
CHINT là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị bảo vệ điện, tự động đóng cắt nguồn điện khi phát hiện sự cố. Các sản phẩm bảo vệ điện được ưa chuộng nhất của CHINT có thể kể đến
Aptomat.
Rơ le thời gian.
Contactor.
Relay nhiệt.
Thiết bị bảo vệ mất pha cho động cơ 3 pha hoặc tải 3 pha bị kích hoạt nhầm nút khởi chạy.
Đại lý phân phối hàng chính hãng Chint
THIẾT BỊ ĐIỆN THANH TÂM
Hotline: 0906 099 063
Email: thanhtamt.bt@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ThietBiDienThanhTam
Kênh Youtube: http://www.youtube.com/c/ThiếtBịĐiệnThanhTâm
Địa chỉ: Chợ Bình an, P. Bình Thắng, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
Vui lòng đợi ...