Khái niệm tủ điều khiển PLC:
Tủ điều khiển PLC là tủ điều khiển sử có sử dụng bộ điều khiển PLC để thực hiện việc điều khiển các bài toán phức tạp đòi hỏi việc tính toán và chính xác ở mức độ cao.
Mục đích sử dụng:
Điều khiển thiết bị đối tượng cần xử lý cấp cao: điều khiển đóng mở On/ OFF, điều khiển đếm Counter, điều khiển theo thời gian timer, điều khiển PID, điều khiển xử lý tín hiệu tương tự Analog.
1.1. PLC là gì?
PLC thực tế là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Programmable Logic Controller): Là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.
1.2. Những loại PLC thông dụng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất PLC, một số hãng PLC thông dụng có thể nhắc đến như sau:
Siemens: S7-200, S7-300, S7-400, S7-1200, S7-1500…
Mitsubishi Electric: FX-3U, FX-3G, FX-5U…
Delta: DVP-EH3, DVP-ES3, DVP-ES3, DVP-SV2, DVP-SX2, DVP-SS2…
Omron: CP, CJ1, CJ2, CS1…
ABB: AC500, AC500-eCo, AC500-S, AC500-XC…
Alley-Brandley (Rockwell Automation): SLC 500, PLC-5, Pico, Micro800, Micro810…
1.3. Tủ điện điều khiển sử dụng PLC là gì?
Tủ điện điều khiển sử dụng PLC giúp tăng năng suất lao động, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả sản xuất một cách rõ rệt.
Để thực hiện việc tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất… Cần thiết sự có mặt của các bộ điều khiển tự động nhằm giải phóng sức lao động con người.
Đây là tủ điện được dùng để điều khiển tự động cho hệ thống máy móc công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất, vận hành và giám sát bằng cách thông qua nhân viên vận hành hay thao tác qua màn hình cảm ứng…
1.4. Ứng dụng tủ điện điều khiển sử dụng PLC
Hiện nay, tủ điện điều khiển sử dụng PLC được ứng dụng rất rộng rãi trong các công trình công nghiệp, nhà máy sản xuất như: Gạch men, vật liệu xây dựng, thùng carton, sữa, sắt thép, chế biến và đóng gói thực phẩm…
Tủ điều khiển PLC gồm những bộ phận quan trọng sau đây:
+ PLC: PLC được coi là bộ não của tủ điều khiển PLC.
+ HMI: Đây là màn hình hiển thị của toàn bộ hệ thống. Có tác dụng hiển thị tất cả các chương trình đang hoạt động của hệ thống. Là thiết bị đắt nhất trong hệ thống.
+ APTOMAT: Thiết bị đóng cắt bằng tay cho các điều khiển quan trọng, giúp bảo vệ và đóng cắt các dòng lớn nhỏ.
+ CONTACTOR: Thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực có dòng điện ngắt không vượt quá giới hạn dòng điện quá tải của mạch điện. Dùng trong các mạch động lực trực tiếp cấp điện cho thiết bị.
+ RƠ LE NHIỆT: Rơ le (Relay) nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Thường được dùng để ngắt dòng điện khi dòng diện đi qua tải vượt mức quy định.
+ RƠ LE TRUNG GIAN: nguyên tắc vận hành giống như CONTACTOR nhưng role nhiệt chỉ cho dòng điện nhỏ hơn rất nhiều chạy qua. Được dùng cho mạch điều khiển (mạch nhị thứ).
+ BIẾN ÁP: Biến áp thường là loại 24VDC. Dùng để cấp nguồn cho mạch điều khiển hoặc PLC. (cũng có thể không cần dùng tới biến áp và dùng nguồn điện 220VAC cho mạnh điều khiển).
+ TIMER (role thời gian): Dùng để đếm thòi gian hoạt động của các thiết bị. Có tác dụng báo chính sác thời gian để điều kiển theo yêu cầu của khách hàng.
+ VẬT TƯ PHỤ: Vật tư phụ gồm những thiế bị như: bóng đèn, nút bấm kèm đèn, nút bấm, nút dùng khẩn cấp, cầu đấu , máng di dây….
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CTY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN THANH TÂM
Hotline: 0906 099 063
Email: thanhtamt.bt@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ThietBiDienThanhTam
Kênh Youtube: http://www.youtube.com/c/ThiếtBịĐiệnThanhTâm
Địa chỉ: Chợ Bình an, P. Bình Thắng, Tp. Dĩ An, T. Bình Dương
Vui lòng đợi ...