Bởi áp suất không đúng chuẩn quy định của nhà sản xuất có thể gây nhiều tác hại, có tới 90% các lỗi hỏng lốp xuất phát từ lý do áp suất lốp không đúng chuẩn quy định.
1. Áp suất lốp do nhà sản xuất kiến nghị
Con số này thường được thể hiện bằng PSI, KPa hay Bar và thường là mức áp suất tối đa. Đây là những đơn vị đo áp suất lốp phổ biến trên các sách hướng dẫn sử dụng hoặc đồng hồ đo áp suất.
1 Kg/cm2 = 14,2 PSI (Pound per square inch)
1 PSI = 6,895 KPa
1 KPa = 0,01 Bar
Mỗi xe đều có mức áp suất khuyến nghị khác nhau, bạn chỉ cần theo những hướng dẫn đó để điều chỉnh áp suất lốp sao cho chính xác, an toàn và hiệu quả.
2. Áp suất ghi trên thành lốp
Theo quan sát hình bên trên, bạn có thể mức áp suất ghi trên thành lốp. Đây là mức áp suất tối đa mà loại lốp bạn đang sử dụng có thể chịu được. Nên lưu ý, đây không phải là mức áp suất tối ưu cho vận hành.
3. Áp suất lý tưởng
Áp suất được ghi trên bệ cửa xe là áp suất mà nhà sản xuất khuyến nghị. Vì thế, áp suất thực tế của lốp xe cần được bù trừ với phần áp suất do khối lượng hàng hóa/người ngồi trên xe gây ra. Thông thường, giảm mức áp suất khuyến nghị đi 10 – 15% sẽ là mức áp suất hợp lý.
Ngoài ra cũng cần lưu ý, mức áp suất lốp khuyến nghị là mức áp suất khi lốp ở trạng thái lạnh – khi xe đã dừng lại được một khoảng thời gian dài, bề mặt lốp không nóng.
Nguồn: autopro.com
Vui lòng đợi ...